1. BỨC XẠ ĐIỆN TỪ


Bức xạ điện từ là bức xạ do vật ở nhiệt độ T > 0K (còn gọi là vật nóng) phát ra và là một dạng năng lượng lan truyền trong không gian dưới dạng sóng và hạt. Phổ điện từ (quang phổ) là dải các bức xạ điện từ được phân tích theo tần số hoặc bước sóng.

Phổ điện từ 


Khi còn nhỏ, chúng ta thường được giới thiệu về khái niệm phổ điện từ thông qua cầu vồng, tuy nhiên cầu vồng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong quang phổ, gọi là các bước sóng miền khả kiến. Một cách đầy đủ, quang phổ còn trải dài từ mức năng lượng thấp (bước sóng dài) đến mức năng lượng cao (bước sóng ngắn): sóng radio, vi sóng, hồng ngoại, miền khả kiến, tia cực tím, tia X và tia Gamma.

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUANG PHỔ TRONG VẬT LÝ THIÊN VĂN


Quang phổ là một công cụ quan trọng trong vật lý thiên văn, giúp chúng ta hiểu về cấu trúc và sự phát triển của vũ trụ. Bằng cách nghiên cứu quang phổ, các nhà khoa học có thể tìm hiểu được các tính chất của các nguồn phát quang khác nhau, từ đó có thể phân tích được thành phần của chúng và cảm nhận được những thay đổi về nhiệt độ, áp suất và sự chuyển động của chúng.


Nhờ vào quang phổ, các nhà khoa học có thể thành phần cấu tạo của mặt trời, các hành tinh, ngôi sao cũng như các thiên thể sâu khác như tinh vân, cụm sao, các đám mây khí và bụi. Trên thực tế, bất kỳ vật thể nào trong vũ trụ phát ra hoặc phản xạ ánh sáng đều có thể được nghiên cứu bằng quang phổ. Vì vậy, quang phổ là một công cụ quan trọng trong việc hiểu về sự phát triển và cấu trúc của vũ trụ.

Phổ phát xạ của một vài nguyên tố 

THAM KHẢO 

https://www.secretsofuniverse.in/the-em-spectrum/?fbclid=IwAR0DqbIr71sSHYXenBZFUPitGK6Bie8ysyeiKh6oTYnGupubtBNNGuZ5Nzk