CÂU LẠC BỘ THIÊN VĂN HỌC

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Tên gọi: USAC - University of Science Astronomy Club, là CLB thiên văn học trực thuộc khoa Vật lý, trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM

Trụ sở chính: Phòng A313, Trường đại học Khoa học Tự nhiên HCM, phường Linh Trung, Thủ Đức, tp. HCM

  1. 1. Mục đích, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, các hoạt động chính

1.1. Mục đích, nhiệm vụ:

CLB là nơi giao lưu, học hỏi của tất cả các bạn đam mê thiên văn học trên địa bàn thành phố, không phân biệt độ tuổi. Với tiêu chí “khoa học cho mọi người”, USAC luôn mong muốn được đồng hành với cộng đồng thiên văn học Việt Nam, phần nào đó đưa mọi người đến gần với thiên văn học, và đồng thời tự trang bị cho các thành viên (một số bạn thuộc khoa vật lý có nguyện vọng nghiên cứu chuyên sâu) các kiến thức về thiên văn học cơ bản để có thể tiếp tục nghiên cứu trong chuyên ngành.

1.2. Cơ cấu tổ chức:

CLB hiện trực thuộc Khoa Vật lý – trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM. CLB được chia làm 3 ban chính:

Ban nội dung: Là ban chịu trách nhiệm chính trong việc viết các bài viết học thuật, tổ chức seminar, …

Ban truyền thông: Có vai trò quảng bá hình ảnh cho CLB, tăng khả năng tiếp cận với mọi người.

Ban hậu cần: Có trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động như cắm trại, các hoạt động giao lưu, chế tạo, bảo quản kính thiên văn, …

  1. 2. Các hoạt động chính:

Thuyết trình, seminar: CLB tổ chức các buổi thuyết trình định kỳ vào chủ nhật hàng tuần về các chủ đề thiên văn học, là nơi tranh luận hết sức sôi nổi của các thành viên, nhằm nâng cao kiến thức cho các thành viên. Ngoài ra, CLB cũng làm các buổi seminar cho các sinh viên yêu thích thiên văn học trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên và được hưởng ứng rất nhiệt tình.

Quan sát bầu trời: CLB thường xuyên có các buổi quan sát bầu trời vào các buổi tối đẹp trời trong tuần. Với các sự kiện thiên văn đặc biệt như nguyệt thực, nhật thực, … CLB tổ chức các buổi quan sát cộng đồng giúp mọi người có dịp giao lưu và tiếp cận với kính thiên văn. Ngoài ra, CLB cũng hướng dẫn chế tạo, sử dụng các loại kính thiên văn, cùng nhau sáng tạo những ý tưởng phát triển kính thiên văn nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.

Hình 1. Quan sát bầu trời

Cắm trại thiên văn: CLB tổ chức các buổi trại thiên văn để quan sát các mục tiêu như Mặt Trăng, hành tinh, các vật thể sâu, mưa sao băng ... Đây là dịp để các bạn sinh viên có dịp thư giãn, giao lưu với nhau và có thể tự mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vũ trụ.

Gian hàng khoa học: USAC phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để có những gian hàng khoa học nhằm phổ biến các kiến thức về thiên văn và các mô hình đến với cộng đồng.

Hình 2. Mô hình trạm không gian quốc tế ISS

  1. 3. Thành viên của CLB

3.1. Đối tượng tham gia

Các sinh viên yêu thích và đam mê thiên văn, muốn tìm hiểu và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trên địa bàn thành phố HCM. Một năm CLB tổ chức 2 đợt tuyển thành viên, thường là vào đầu mỗi học kỳ.

3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên

3.2.1 Quyền lợi

- Được ưu tiên tham gia các hoạt động quan sát thiên văn

- Được mượn và sử dụng phòng CLB, các sách tham khảo liên quan đến thiên văn, hướng dẫn và sử dụng các thiết bị hỗ trợ như kính thiên văn các loại…

Hình 3. Một vài kính thiên văn của CLB

3.2.2. Nghĩa vụ

- Tham gia nhiệt tình, thường xuyên các hoạt động

- Hòa đồng, tôn trọng với mọi người

- Đóng quỹ đầy đủ theo quy định cho mỗi thành viên.

  1. Phương hướng phát triển:

- CLB sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động, tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên, tăng cường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để tổ chức các hoạt động lớn như những năm vừa qua

- Đầu tư cho cơ sở vật chất: Kính thiên văn, ống nhòm,…

  1. Tài chính:
  2. Nguồn thu:

- Quỹ thu từ thành viên

- Tiền thu do bán các sản phẩm gây quỹ (móc khóa, dây đeo, áo,…)

  1. Nguồn chi:

- Các hoạt động của CLB